Nguyên nhân làm máy in bị kẹt giấy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến máy in của bạn bị kẹt giấy, dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất mà người sử dụng cần kiểm tra kĩ:
- Chất lượng giấy in bạn chọn không đảm bảo: có rất nhiều loại giấy in khác nhau, có loại mỏng, có loại dày, có loại làm bằng chất liệu khác, bạn nên cân nhắc và chọn ra loại giấy phù hợp với máy in của bạn dày quá hay mỏng quá cũng là nguyên nhẫn khiến máy in bị kẹt giấy.
- Giấy bị ẩm: Có thể trong quá trình bảo quản của bạn không được tốt sẽ làm giấy in bị ẩm, hoặc bạn để giấy in gần cửa sổ, khi thời tiết thay đổi, rất dễ làm cho giấy in bị ẩm, hay bạn sơ ý làm đổ nước ra giấy in cũng là nguyên nhân dẫn đến giấy in bị kẹt. Bạn hãy bảo quản giấy in tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao sẽ làm giấy bị ẩm, nhăn nhúm.
- Trục kéo giấy bị mòn: Khi bạn sử dụng máy in lâu ngày, hay bạn sử dụng máy in với tần suất cao sẽ dễ làm trục kéo giấy bị bào mòn. Đây chính là nguyên nhân chính làm máy in bị kẹt giấy, vì khi trục kéo giấy bị bào mòn, trục kéo sẽ không lấy đúng giấy in 1 tờ một lần mà có thể 2, 3 tờ hoặc có thể nhiều hơn thì chắc chăn sẽ làm kẹt giấy rồi.
- Rách bao lụa ( hay còn gọi là lô sấy): Có 2 nguyên nhân dẫn đến rách bao lụa:
+ Trong quá trình in ấn, bạn có sử dụng bấm ghim để ghim tài liệu khi in xong, và vô tình bạn có thể làm rơi những ghim lỗi vào máy in. Điều đó làm rách bao lựa và là nguyên nhân dẫn đến máy in của bạn bị kẹt giấy.
+ Bạn quên không tháo ghim trong tệp giấy tái sử dụng, và ghim vào trong máy in làm rách bao lụa làm cho máy in bị kẹt giấy liên tục.
Cách xử lý máy in bị kẹt giấy đơn giản
Để xử lý lỗi máy in bị kẹt giấy, đầu tiên các bạn cần phải gỡ giấy bị kẹt trong máy HP ra trước, sau đó tới bước kiểm tra và khắc phục.
Để gỡ giấy bị kẹt trong máy HP 1102 các bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn phải cần tắt máy in HP 1102, và ngắt kết nối điện với máy in.
Bước 2: Mở nắp và lấy hộp mực (cartridge) ra khỏi máy in.
Đây là bước đầu để xử lý sự cố giấy in bị kẹt chứ không phải rút giấy ra càng nhanh càng tốt. Khi máy in bị kẹt giấy mà bạn đã nhanh chóng rút giấy ra sẽ làm giấy bị rách và làm quá trình khắc phục trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc đầu tiên sau khi ngắt kết nối điện thì phải tháo hôp mực đầu tiên.
Bước 3: Gỡ giấy ra khỏi máy in
Sau khi tháo hộp mực, lúc nào bạn mới tiến hành gỡ giấy. Hãy dùng cả 2 tay và kéo giấy một cách nhẹ nhàng để cân bằng lực kéo, tránh kéo nhanh, mạnh sẽ làm giấy bị rách.
Bước 4: Lắp hộp mực trở lại và bạn có thể in ấn bình thường.
Bạn chỉ cần thực hiện 4 bước trên là đã có thể khắc phục lỗi máy in HP bị kẹt giấy đơn giản mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của các nhân viên sửa chữa
Cách xử lý máy in Canon 2900 bị kẹt giấy ở lô sấy
Máy in Canon 2900 được dân văn phòng ưa chuộng và sử dụng rộng dãi. Những trong quá trình sử dụng hay gặp lỗi bị kẹt giấy ở lô sấy. Mỗi khi máy in bị kẹt giấy đều có đèn báo bị kẹt giấy. Vậy khi gặp đèn báo, bạn cần dừng lại tất cả các thao tác in ấn và thực hiện khắc phục lỗi ngay lập tức.
Bước 1: Công việc đầu tiên để thực hiện khắc phục lỗi máy in Canon 2900 bị kẹt giấy là ngắt điện, mở nắp máy và từ từ kéo hộp mực ra khỏi máy. Lưu ý, bạn chỉ cầ cầm phần gờ của hộp mực rồi rút lên, vì máy in nào cũng được thiết kế như vậy.
Bước 2: Lấy giấy ra khỏi máy in Canon
TH1: Nếu giấy in của bạn bị kẹt ở ở dưới hay mặt trên chỗ xuất giấy, bạn chỉ cần dùng 2 tay từ từ kéo giấy ra nhẹ nhàng, không được làm nhanh và mạnh sẽ khiến giấy bị rách và rất khó để khắc phục.
TH2: Giấy in bị kẹt ở lô sấy: bạn sử dụng 2 ngón tay luồn vào mặt sau của giấy rồi từ từ kéo giấy ra, và đăch biệt không được làm mạnh tay.
TH3: Một số máy in có thể mở khay đằng sau, vì vậy khi bị kẹt giấy bạn chỉ cần mở nắp ra và kéo giấy từ từ ra ngoài là được.
TH4: Nếu máy in bị kẹt giấy ở cả phía trước và phía sau thì bạn cần phải mở cả đằng trước và đằng sau, và từ từ dùng 2 tay kéo giấy ra.
Bước 4: Lặp hộp mực lại và bạn tiếp tục thực hiện quá trình in ấn của mình.
Để tình trạng bị kẹt giấy ở máy in không diễn ra thường xuyên bạn cần:
- Vệ sinh máy in thường xuyên, tránh bụi bẩn làm chất lượng in không được tốt.
- Kiểm tra lại các bộ phận thường xuyên, nếu có bị hỏng hay trục bị mòn, lô sấy bị rách thì bạn nên thay sớm nhất.
- Nên nạp mực in chất lượng, tránh làm rơi mực làm ảnh hưởng đến bộ sấy.
- Khi nạp giấy cần nạp giấy ngay ngắn, kiểm tra lại xem có điều chỉnh thanh chỉ chiều dài hay chiều ngang, và đặc biệt kiểm tra xem có ghim rơi vãi hay chưa tháo ra khi sử dụng giấy tái sử dụng.
- Không nên sử dụng giấy lâu ngày.
Xem thêm:
Máy in laser là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Mua của hãng nào tốt nhất?