0

Tần số UHF,VHF là gì?Sự khác nhau giữa 2 dải tần UHF & VHF

10-02-2020, 3:04 pm
Khi mua máy bộ đàm rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết nên lựa chọn dải tầnVHF hay UHF để việc liên lạc của mình thuận lợi nhất. Đó cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy sự khác nhau giữa bộ đàm dải tần VHF và UHF như thế nào? khi nào cần mua máy bộ đàm UHF? khi nào cần mua máy bộ đàm UHF?

 

 

1. Khác nhau giữa tần số UHF và VHF:

Dải tần số VHF dành cho bộ đàm thương mại từ 136-174 MHz. Dải tần số UHF cho bộ đàm thương mại là giữa 400-512 MHz. Với công suất phát

tương đương, sóng VHF sẽ truyền đi xa hơn vì thế liên lạc được xa hơn sóng UHF ở những nơi ít có vật cản. Do đó, bộ đàm VHF thường được chọn

cho công tác liên lạc trên biển, nông thôn, nơi địa hình bằng phẳng, ít vật cản…Tuy nhiên, sóng UHF có khả năng xuyên vật cản tốt hơn nên thường

được dùng trong khu vực có nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm…

2. Khoảng cách liên lạc và cách tính khoảng cách của 2 tần số UHF và VHF

– Khoảng cách liên lạc của bộ đàm phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: Tần số, công suất, địa hình, vật cản xung quanh, độ cao của anten, các nguồn gây nhiễu, thời tiết…

– Bộ đàm VHF/ UHF 1W trên mặt đất bằng phẳng liên lạc trong phạm vi khoảng 1,5km. Nếu tăng gấp đôi công suất thì khoảng cách tăng thêm bằng 1/3.

– Trong những tòa nhà hoặc các công trình kiến trúc, bộ đàm VHF/UHF cầm tay (từ 1W – 5W) có thể liên lạc với nhau trong phạm vi 500m – 5000m

3. Chọn băng tần VHF hoặc UHF tùy theo các điểm vị trí địa hình sử dụng để liên lạc được xa nhất và tốt nhất theo tiêu chí sau:

+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF

+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF. 


Ưu điểm khi sử dụng bộ đàm:

– Không mất cước phí liên lạc.

– Không lệ thuộc vào mạng viễn thông công cộng.

– Liên lạc tức thì bằng cách nhấn nút và nói, các máy khác cùng hệ thống có thể nghe được ngay lập tức. Giúp thiết lập liên lạc nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, trao đổi thường xuyên.

– Hữu ích cho sử dụng cứu nạn, cứu hộ và khi mưa bão, điều kiện liên lạc hạn chế như mạng viễn thông công cộng không phủ sóng hoặc bị hỏng.

Ứng dụng:

– Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, taxi.

– Các công ty Dịch vụ bảo vệ.

– Các nhà máy, cảng biển, khu công nghiệp, công trường xây dựng.

– Nhà hàng, khách sạn, cao ốc.

– Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ.

– Lực lượng vũ trang, công an, quân đội.

– Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất.

Bài viết liên quan
Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang