Về cấu tạo thì thẻ cảm ứng chính là thẻ nhựa có gắn ở bên trong 1 ăngten, sử dụng sóng radio để kết nối với đầu đọc thẻ. Thẻ proximity sử dụng tần số 125 KHz, với khoảng cách đọc thẻ trong khoảng từ 2 - 15cm ( có thể xa hơn tùy vào yêu cầu). Thẻ có thể hoạt động tốt trong môi trường từ 10⁰-80⁰C, và có khả năng tương thích với rất nhiều loại đầu đọc thẻ phổ biến hiện nay trên thị trường.
Tùy vào hãng sản xuất sẽ cho từng loại dãy số thẻ khác ( ID thẻ) khác nhau, thông thường phổ biến thì có thẻ bao gồm: 6, 10,14, 18 số. Với đầu đọc khác chuẩn số thì về nguyên tắc là thẻ và đầu đọc vẫn giao tiếp được, tuy nhiên có thể dãy số ID sinh ra sẽ khác so với số được ghi trên thẻ. Thẻ cảm ứng hiện nay có 2 dạng là thẻ không tiếp xúc loại dày và thẻ không tiếp xúc loại mỏng. Sự khác nhau của thẻ dày và thẻ mỏng nằm ở phần chất liệu chế tạo và độ dày của thẻ. Thẻ mỏng thường được sản xuất bằng nhựa polycarbonat còn thẻ dày được làm từ nhựa ABS, vì vậy chỉ có thẻ mỏng mới có thể in được ảnh nhân viên...lên trên bề mặt thẻ thông qua công nghệ in nhiệt hoặc in offset.
Về ứng dụng thì thẻ cảm ứng được sử dụng để nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc thẻ RFID. Hiện nay, thẻ cảm ứng được dùng rất phổ biến trong chấm công cho nhân viên và kiểm soát truy cập ra vào tại văn phòng, nhà máy sản xuất... Ưu điểm của loại thẻ cảm ứng là giá rẻ, dễ sử dụng tuy nhiên nhược điểm của nó là có thể bị làm giả, độ bền không cao và không có khả năng ghi dữ liệu ( read-only). Vì vậy thẻ cảm ứng chỉ được sử dụng cho những nơi không quá đề cao tính bảo mật và an toàn.