MÁY IN TEM MÃ VẠCH
Máy in mã vạch (barcode printer) còn được gọi là máy in tem nhãn (label printer), máy in barcode. Là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin và mã vạch (lay-out) lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.
Tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng tem nhãn mà bạn có thể dùng máy in tem nhãn mã vạch để in ấn các loại thông tin như dữ liệu chữ, số, ký hiệu, logo đơn giản, mã vạch 1D, 2D,... lên bề mặt chất liệu tem nhãn mà bạn mong muốn để có được các loại tem nhãn khác nhau như:
Tem nhãn giá
Tem nhãn phụ
Tem vỡ dùng trong bảo hành
Tem mã vạch quản lý sản phẩm, hàng hóa,...
Tem trang sức
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn lựa dòng máy in tem mã vạch sở hữu công nghệ in nhiệt gián tiếp (thermal transfer) hoặc in nhiệt trực tiếp (direct thermal) để đáp ứng đúng cho nhu cầu ứng dụng và giúp tối ưu hóa ngân sách đầu tư.
Điểm nổi bật của máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem, canh gọn nội dung cần in vào trong từng con tem. Đồng thời nhờ hệ thống sensor nên máy in tem mã vạch sẽ có những chức năng nổi bật mà trên các loại máy in khác không có như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.
2/ CHỨC NĂNG CỦA MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH
2.1/ Chức năng chính của máy in mã vạch
Tựa như chính tên gọi của mình, máy in tem nhãn mã vạch được ra đời với sứ mệnh hỗ trợ in ấn các thông tin mà người dùng mong muốn lên bề mặt tem nhãn. Sau khi in xong, người dùng chỉ việc lột và dán con tem lên đối tượng (ở đây có thể là sản phẩm, thùng hàng, mác thương hiệu,...) một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp mà không mất quá nhiều thời gian hay công sức.
Không giống với máy in văn phòng thông thường, máy in tem nhãn mã vạch sử dụng decal tem nhãn cùng mực in mã vạch dạng cuộn. Với thiết kế vật tư khác biệt, thiết bị chuyên dụng này nâng cao tốc độ in ấn, sản xuất tem nhãn lên một cấp độ mới. Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng chủ động trong việc lựa chọn và thay thế loại chất liệu decal cũng như mực in để tạo ra được loại tem nhãn với các đặc điểm về độ sắc nét và độ bền cũng như chi phí đầu tư mà họ mong muốn.
2.2/ Các chức năng tùy chọn thêm của máy in tem mã vạch
Ngoài chức năng chính là in ấn tem nhãn, các hãng sản xuất đã không ngừng cải tiến và mang đến cho người dùng thêm những sự lựa chọn cho các chức năng phụ của máy in tem nhãn mã vạch nhằm giúp hoạt động in ấn và sử dụng tem nhãn thêm phần hiệu quả hơn.
Hầu hết các chức năng sau đây đều là tùy chọn thêm, chỉ có rất ít những dòng máy in barcode được trang bị sẵn một trong những chức năng này.
Cắt nhãn tự động (auto-cutter): chức năng này là tùy chọn thêm của việc in tem, máy in có bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng này thuận tiện để cắt rời các tem liên tục (continuous media) thường được ứng dụng trong may mặc, kho vận… với chức năng này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khối lượng nhân công để cắt rời từng con tem, đảm bảo tính chính xác, sự đồng đều cho tất cả các con tem.
Lột nhãn tự động: là chức năng tự lột nhãn của máy in mã vạch. Đối với chức năng này, khi in được một con tem, máy in sẽ tự lột nhãn khỏi phần đế (chỉ lột một phần chứ không làm rơi hoàn toàn tem khỏi đế). Đến khi người dùng thực sự lấy con tem đã được in ra khỏi phần đế và sử dụng thì máy in mới tiếp tục thực hiện công việc của mình là in ấn chiếc tem nhãn tiếp theo. Chức năng này giúp người dùng hạn chế sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm cần dán. Mặt khác, đối với chức năng này bắt buộc phải có một người dùng đứng giám sát máy in và thực hiện việc lột nhãn.
Dán nhãn tự động: là chức năng tự lột nhãn của máy in tem mã vạch. Đối với chức năng này, khi con tem in xong sẽ được bóc ra khỏi đế và dán trực tiếp vào sản phẩm. Chức năng này thuận tiện trong công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Khi dùng chức năng này, năng suất hoạt động được đẩy lên tối đa và có thể không cần người dùng giám sát. Nhưng điểm yếu của chức năng này là khi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.
3/ CÓ THỂ SỬ DỤNG MÁY IN VĂN PHÒNG THAY CHO MÁY IN MÃ VẠCH ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người dùng đặt ra khi quyết định có nên đầu tư máy in tem nhãn mã vạch cho cửa hàng, doanh nghiệp của mình? Câu trả lời chính là “Được nhưng Không Nên”. Vì sao?
Máy in văn phòng được thiết kế để phục vụ cho các loại giấy in văn phòng chuyên biệt như giấy a3, a4, a5,.... và đây là loại giấy mỏng, có thể in được trên 2 mặt, không có lớp keo, lớp đế như decal tem nhãn. Loại mực in sử dụng thường là mực dạng bột hoặc nước.
Với chất liệu vật tư như vậy, những chiếc tem bạn in bằng máy in văn phòng sẽ có độ bền rất kém. Dễ thấm nước, xé rách, bị lem, bay màu khi chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Không được bế sẵn theo kích thước sử dụng mà phải dùng phương pháp thủ công để cắt tỉa tem nhãn lại, rất mất thời gian, công sức. Ngoài ra, chúng còn không có lớp keo, bạn phải thực hiện bôi thêm keo hoặc sử dụng băng dính để dán chiếc tem này lên bề mặt sản phẩm, hàng hóa mà bạn mong muốn.
Thêm vào đó, tốc độ in ấn của máy in văn phòng còn khá chậm, không đảm bảo được cho công tác ứng dụng tem nhãn tại cửa hàng, doanh nghiệp. Nếu bạn cố tính sử dụng giấy decal cho máy in văn phòng in ấn sẽ gây nên tác động xấu đến đầu in. Keo từ phần decal này chảy ra còn khiến máy nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng.
Nhìn chung, để phục vụ cho hoạt động in ấn, sản xuất và sử dụng tem nhãn tại cửa hàng, doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, bạn nhất định phải trang bị máy in mã vạch chuyên dụng.
Máy in tem mã vạch sẽ giúp bạn có được những chiếc tem nhãn chuyên nghiệp với chất lượng in sắc nét, được bế sẵn theo đúng kích thước bạn yêu cầu. Bạn chỉ việc in ấn và lột dán mà thôi. Thật nhanh chóng và hiệu quả!