1.Chọn máy in nhãn dựa vào thông số của máy
Trước tiên, bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Máy in tem nhãn có cấu hình cao thì sẽ in nhanh, nhiều, có nhiều tiện ích hơn, nhưng giá thành sẽ đắt hơn máy in nhãn trung bình. Khi mua máy, bạn nên hỏi người bán hàng cho xem brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in nhãn đó để xem xét về thông số cấu hình của máy.
Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution): là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn. Tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). . Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm.
Tốc độ in (Print Speed): Tốc độ in càng cao thì máy càng in được số lượng nhiều trong thời gian ngắn. Nhưng bạn nên lưu ý, tốc độ in cao sẽ làm cho đầu in mau bị mòn, vì vậy bạn nên cân nhắc. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 4-6 ips.
Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM để đáp ứng tốt nhu cầu in ấn mức trung bình.
Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.
Ngoài ra, nếu kỹ tính, bạn có thể cân nhắc cả các yếu tố như font chữ, cổng giao tiếp của máy in, phương thức in…
Phương thức in: bao gồm có in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cần biết về máy in mã vạch
Tính về góc độ tiết kiệm chi phí thì 02 loại cũng tương đương nhau, nếu in gián tiếp thì phải tốn thêm mực in mã vạch và giấy decal không mực sẵn bên trong, còn in trực tiếp thì không cần dùng mực in mã vạch nhưng giá thành giấy decal cao hơn loại giấy thường rất nhiều, do phải tốn thêm chi phí cán mực vào sẵn bên trong giấy.
Xét về góc độ tốt hơn thì in nhiệt trực tiếp với thành phần mực có sẵn trong giấy sẽ tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn nhưng về tổn hại hay thời gian sử dụng đầu in thì không bằng in gián tiếp qua phim mực (ribbon – mực in mã vạch)
Font chữ: Khi mua máy chúng ta cần đảm bảo máy in mã vạch của chúng ta cần mua được trang bị sẵn bộ font chữ có chất lượng tốt, và đặc biệt có hỗ trợ thêm font khi cần thiết.
Cổng kết nối: bạn cần xem xét xem máy in nhãn để một chỗ hay cần được di động. Nếu muốn kết nối bạn cần phải kết nối nó thông qua Ethernet, USB, Wireless hoặc các cổng song song. Hãy chắc chắn máy in bạn chọn được trang bị những chức năng cần thiết để kết nối với mạng hiện tại của bạn.
Khả năng tương thích: Nếu bạn đang chạy trên một hệ thống ERP, SAP, kiểm tra để chắc chắn rằng các máy in bạn đang cân nhắc có sự kết nối và điều khiển các loại thiết bị để chạy song song với các hệ thống.
2.Chọn máy in barcode theo nhu cầu sử dụng của mình
Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét khối lượng tem cần in ấn là nhiều hay ít.
Một số máy in mã vạch được thiết kế để xử lý một khối lượng lớn sản lượng nhãn, trong khi những máy khác phù hợp cho với nhu cầu in ấn nhỏ lẻ. Nếu bạn đang sử dụng một máy in tem nhãn mã vạch cho thỉnh thoảng, in ấn theo yêu cầu, tốc độ in không phải là một vấn đề.
Còn nếu bạn chắc chắn không muốn làm chậm sản xuất vì máy in của bạn không thể theo kịp với một mật độ cao hơn thì nên chọn những dòng máy công nghiệp.
3.Chọn máy in tem nhãn theo tính năng nổi trội của máy
Dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải của máy in mã vạch, nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer): Là loại máy nhỏ gọn, chiều dài cuộn giấy thường là 50 mét, có độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất,. Máy in này thường được dùng ở những nơi có sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer): là những máy in hơi to, có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải, độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng ở kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ…
Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer): là những máy in to hơn, khung sườn chắc chắn, có cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in cực kỳ lớn, hàng loạt.
4.Chọn máy in mã vạch theo uy tín của hãng sản xuất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy in barcode. Chúng tôi khuyến nghị khách hàng tới các thương hiệu uy tín chất lượng và giá cả lại phải chăng là Zebra, Datamax, Samsung Bixolon, …
----------------------------------------------------
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Website:https://havietpro.vn/
Hotline: 0975868599
Hoặc tới ngay showroom của chúng tôi tại:
Hà nội: số 26, Ngõ 181, Trường Chinh, Thanh Xuân
Hồ Chí Minh: số 61/7 Bình Giã, phường 13, quận Tân Bình